Người dùng cũng như chúng ta luôn thích những trang web tải nhanh, sẽ chẳng ai chịu khó kiên nhẫn đợi chờ quá 5s cho những trang web có tốc độ tải quá tệ. Theo thống kê, khoảng 25% người bỏ trang web đó nếu nó không được tải trong 4 giây. Điều đó đòi hỏi developer không ngừng cải thiện tốc độ website để đạt hiệu năng cao, nâng cao trải nghiệm người dùng và thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn tổng hợp những cách tăng tốc website wordpress tốt nhất hiện nay.
Chọn gói hosting, domain tốt
Hosting là yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ tăng tốc website wordpress. Thông thường những gói hosting với dung lượng từ vài trăm MB cho tới hàng GB. Việc chọn gói hosting phù hợp còn tùy thuộc vào dữ liệu của website, lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng, số lượng Database, FTP, số tên miền, email… và đặc biệt là ngân sách của công ty.
Tuy nhiên, đừng tiếc tiền mà chọn những gói hosting rẻ, hãy đảm bảo rằng gói hosting bạn chọn sẽ đảm bảo tốc độ tải tốt vào giờ cao điểm và cung cấp 99% thời gian hoạt động trong lúc cần thiết.
Gói hosting quá nhỏ sẽ khiến tốc độ tải của website chậm đi trông thấy, gói quá lớn sẽ khiến ngân sách bị phung phí không cần thiết. Đặc biệt hãy chú ý đến vị trí đặt hosting, bởi vị trí đặt quá xa cũng ảnh hưởng đến đường truyền dữ liệu.
Sử dụng chủ đề dung lượng nhẹ
Các chủ đề WordPress với rất nhiều yếu tố động, thanh trượt, tiện ích, biểu tượng xã hội và nhiều yếu tố sáng bóng khác vô cùng hấp dẫn đối với mắt. Nhưng hãy nhớ điều này: nếu chúng có quá nhiều phần tử và kích thước trang lớn hơn, thì chúng chắc chắn sẽ khiến máy chủ web của bạn hoạt động tốn sức hơn, trở nên ì ạch hơn.
Lựa chọn tốt nhất ở đây là sử dụng các chủ đề nhẹ. Một giải pháp là sử dụng một trong các chủ đề WordPress mặc định. Thực tế, một bộ theme gọn nhẹ luôn có lợi thế hơn trong yếu tố SEO cũng như giúp người dùng tải trang nhanh hơn. Ngoài ra, đối với một trang web giàu tính năng, bạn cũng có thể chọn một chủ đề sử dụng một khuôn khổ tốt như Bootstrap hoặc Foundation.
Tối ưu hóa kích thước hình ảnh
SEO hình ảnh cũng là một trong những ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ tăng tốc website wordpress. Nhiều người có sai lầm rằng muốn hình ảnh hiển thị ở chất lượng tốt nhất thì phải tải hình ảnh gốc lên.
Điều đấy khiến cho website sẽ phải gánh chịu một khối lượng khá nặng, khiến cho hình ảnh trở thành yếu tố đóng góp chính vào việc tăng kích thước của một trang web nhất định. Bí quyết là giảm kích thước của hình ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Nếu bạn tối ưu hóa hình ảnh theo cách thủ công bằng tiện ích mở rộng Chrome PageSpeed Insights hoặc Photoshop hoặc bất kỳ công cụ nào khác, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, bạn có thể sử dụng các công cụ tối ưu hóa hình ảnh online miễn phí có sẵn.
Giảm thiểu các tệp HTML, JS và CSS
Nếu bạn chạy trang web của mình thông qua công cụ Google PageSpeed Insights, bạn có thể sẽ được thông báo về việc giảm thiểu kích thước của các tệp HTML, CSS và JS. Điều này có nghĩa là bạn sẽ xóa các ký tự không cần thiết, chẳng hạn như các khoảng trắng và comments nhằm giảm bớt kích thước của các file script mà vẫn giữ nguyên chức năng của chúng.
Ngoài ra, nếu bạn biết cách sử dụng các chủ đề WordPress, bạn có thể nghiên cứu các hướng dẫn do Google cung cấp và thực hiện một số sửa chữa thủ công, tuy nhiên sẽ tốn khá nhiều thời gian. Nếu không thể thực hiện thủ công, những plugin này sẽ giúp bạn thực hiện những công việc đó, nhất là Autoptimize có thể giúp tối ưu hóa CSS, JS và thậm chí cả HTML của trang web WordPress của bạn.
Giảm bớt số lượng Plugin không cần thiết
Plugin là một tiện ích bổ sung phần mềm được cài đặt trên WordPress nhằm mở rộng tính năng hoặc thêm tính năng mới của nó vào WordPress, khiến cho website trở nên đa dụng hơn, có tính mở rộng và mạnh mẽ hơn rât nhiều.
Có thể nói plugin như một món vũ khí tối ưu của việc thiết kế website wordpress, tuy nhiên khi website của bạn chứa quá nhiều “vũ khí bí mật” thì chúng sẽ trở nên nặng nề hơn. Do đó, bạn nên cân nhắc và loại bỏ các plugin không cần thiết, chỉ giữ lại những plugin thật sự cần thiết cho website của bạn.
Chẳng hạn nếu website của bạn chỉ đơn thuần giới thiệu thông tin, những plugin về hiệu ứng sẽ không cần thiết trong khi bản chất chúng lại rất nặng. Đặc biệt, hãy kiểm tra các plugin có lỗi thời hay không, bởi nếu chúng lỗi thời cũng sẽ có ảnh hưởng đến tốc độ tăng tốc website wordpress.
Những plugin WordPress được lập trình từ những ngôn ngữ lập trình PHP và tích hợp hoàn toàn với WordPress. Hiện nay, có hàng ngàn plugin WordPress miễn phí tại thư mục plugin chính thức của WordPress. Ngoài các plugin không trả phí, có rất nhiều plugin thương mại trả phí tuyệt vời có sẵn từ các công ty và nhà phát triển thứ ba. Khi thêm plugin, bạn cần cân nhắc cái nào thật sự cần thiết cho website chuyên nghiệp.
Xem thêm: Làm thế nào để tạo trang web thương mại điện tử bằng wordpress, Top 10 mẫu giao diện website đặt phòng khách sạn ấn tượng ngày nay
Sử dụng CDN
CDN (Content Delivery Network), tức là mạng lưới cung cấp nội dung. Công cụ này cũng được hiểu là “distribution networks”, hoạt động dựa trên tạo được nhiều điểm truy cập (Point of Presence – PoPs) ngoài server gốc giúp trình duyệt. Do người truy cập web thuộc nhiều vị trí khác nhau, do đó tốc độ tải trang web sẽ khác nhau nếu khách truy cập ở xa nơi lưu trữ trang web của bạn.
Hệ thống phần mềm CDN cho phép chuyển nhanh những nội dung cần thiết để tải nội dung Internet bao gồm những trang HTML, tệp javascript, bảng định kiểu, hình ảnh và video. Có nhiều CDN sẽ giúp quản lý traffic và giảm thiểu gánh nặng tải trang web ở mức tối thiểu cho khách truy cập từ các quốc gia khác nhau.
CDN giữ một bản sao trang web của bạn trong các trung tâm dữ liệu khác nhau được đặt ở những nơi khác nhau, sau đó chúng cung cấp trang web cho khách truy cập từ vị trí gần nhất có thể. Từ đó chúng giảm tổng số yêu cầu xử lý bởi máy chủ web, tối ưu tốc độ tải tăng tốc website WordPress.
Sự phổ biến của những dịch vụ CDN tiếp tục phát triển và ngày nay phần lớn dung lượng truy cập trang web được phục vụ thông qua CDN, bao gồm cả lưu lượng truy cập từ các trang web lớn như Facebook, Netflix và AmazonMột trong những dịch vụ CDN phổ biến nhất là Cloudflare và MaxCDN.
Sử dụng các plugin về Caching
Caching là quá trình lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ đệm về cơ bản, caching engines lưu trữ những thông tin được sử dụng thường xuyên trên máy chủ, cho phép sử dụng lại dữ liệu đã lấy hoặc tính toán trước đó nhằm tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống website, và là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để thực hiện tăng tốc độ WordPress.
Các plugin bộ nhớ đệm của WordPress (ví dụ: W3 Total Cache) đã có từ lâu, làm cho các nhiệm vụ phức tạp của việc thêm quy tắc bộ nhớ đệm vào các phần tử trang web của bạn dễ dàng hơn. Kết hợp các plug-in như vậy với các cơ chế bộ nhớ đệm nâng cao như Varnish có thể giúp bạn tăng tốc độ tải trang web của mình và cuối cùng là tăng tốc website WordPress đáng kể.
Kiểm tra tốc độ website WordPress
Dù bất cứ bước nào để tăng tốc độ tải của WordPress, hãy nhớ bước đầu tiên không thể thiếu chính là cần biết về hiện trạng tốc độ website để kiểm tra website đã tải nhanh và tối ưu hay chưa.
Có rất nhiều công cụ, thậm chí là miễn phí có thể giúp bạn thực hiện công việc này, chẳng hạn như GTMetrix, so sánh kết quả thêm với Google Page Speed Insights và Yslow.
Những công cụ này đều là những công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí và phổ biến. Nếu bạn muốn kiểm tra trang web của mình với các trang web khác, hãy dùng Pingdom nhé.
Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ cũng như tăng tốc website wordpress thành công nhé. Và để có thể tối ưu được thời gian cũng như chất lượng của trang web của doanh thì bạn có thể sử dụng dịch vụ thiết kế website giá rẻ của Mona Media một trong số đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế cùng với đáp ứng hơn 500 dự án của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau.